8 Phương Pháp Hiệu Quả để Phát Triển Ngôn Ngữ cho Trẻ Mầm Non

Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non đóng vai trò quan trọng, giúp trẻ xây dựng nền móng vững chắc cho sự học hỏi, giao tiếp và tư duy trong tương lai. Vậy làm thế nào để phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non hiệu quả? Phụ huynh có thể tham khảo những phương pháp dưới đây để giúp con phát triển khả năng ngôn ngữ một cách toàn diện nhất.

Dạy trẻ tập nghe, tập nói đúng và chuẩn

Khi bé ở giai đoạn đầu bập bẹ tập nói theo người lớn, phụ huynh nên kịp thời chỉnh sửa, hướng dẫn cách nói và ngữ điệu của trẻ thật đúng. Việc dạy trẻ tập nói đúng từ nhỏ sẽ tạo nền tảng vững chắc, giúp con phát triển ngôn ngữ tốt hơn trong tương lai.

Một trong những phương pháp hiệu quả nhất giúp con có thể rèn luyện phản xạ và tăng khả năng sử dụng từ ngữ là trò chuyện. Phụ huynh nên thường xuyên trò chuyện với bé, có thể bắt đầu với những chủ đề đơn giản như những sự việc diễn ra trong ngày hoặc những thứ mà bé yêu thích. Đồng thời, cũng nên đặt ra những câu hỏi phù hợp độ tuổi của bé, không áp lực bé có thể trả lời ngay lập tức.

Trò chuyện giúp con có thể rèn luyện phản xạ và tăng khả năng sử dụng từ ngữ.

Trong quá trình trò chuyện cùng bé, cha mẹ cần lưu ý một số điều để bé có thể tăng khả năng sử dụng từ ngữ và phát triển ngôn ngữ tốt hơn:

  • Nói chậm, sử dụng câu ngắn để trẻ có thời gian xử lý thông tin, hiểu được thông tin một cách rõ ràng và bình tĩnh.
  • Giao tiếp bằng mắt, nói chuyện ở vị trí ngang tầm mắt trẻ nếu cần thiết.
  • Nói chuyện với trẻ một cách tập trung, lắng nghe cẩn thận và không làm gián đoạn câu chuyện của trẻ.
  • Thể hiển biểu cảm khuôn mặt hoặc hành động để truyền đạt ý nghĩa câu nói khi giao tiếp với trẻ.

Đọc sách và kể chuyện cho trẻ

Đọc sách và kể chuyện là hoạt động giúp trẻ học từ vựng theo các chủ đề nhanh và hiệu quả. Qua việc lắng nghe lời kể của bố mẹ, bé sẽ tiếp thu thêm nhiều từ vựng, học được cách diễn đạt tự nhiên đồng thời phát triển khả năng tư duy. Khi đọc sách hay kể chuyện cho bé, bố mẹ có thể lựa chọn những quyển sách, câu chuyện đơn giản, phù hợp với lứa tuổi và khuyến khích bé ghi nhớ nội dung, dẫn dắt con kể lại câu chuyện qua việc đặt câu hỏi.

Bố mẹ có thể lựa chọn cho bé những đầu sách với nội dung đơn giản nhưng khơi gợi trí tò mò của trẻ, có hình ảnh màu sắc hấp dẫn như bộ truyện Chuột Típ, bộ sách Một vạn câu hỏi vì sao, Sách Ehon Nhật bản, Vườn ươm tính cách, Bé tập kể chuyện,…

Học tập thông qua truyện kể đã được chứng minh là đặc biệt hiệu quả đối với trẻ mầm non.

Học tập thông qua truyện kể đã được chứng minh là đặc biệt hiệu quả đối với trẻ mầm non. Tại mntuoihoa-badinh.edu.vn, dạy học qua đọc sách, truyện kể là một trong các phương pháp được ưu tiên hàng đầu trong chương trình đào tạo, qua đó kích thích trí tưởng tượng của trẻ; giúp trẻ hình thành những giá trị đạo đức; rèn luyện cho trẻ kỹ năng xử lý tình huống, và đưa ra quyết định phù hợp; giúp trẻ phát triển năng lực ngôn ngữ, khả năng lập luận và suy nghĩ logic.

Tất cả các cơ sở trường mntuoihoa-badinh.edu.vnđều có phòng Thư viện rộng lớn khang trang, đạt tiêu chuẩn mầm non quốc tế với đa dạng đầu sách song ngữ phù hợp với từng độ tuổi của học sinh. Bên cạnh đó, nhà trường còn thường xuyên tổ chức các sự kiện như Tuần lễ sách Book Week, các thử thách đọc sách cùng bố mẹ tại nhà để phối hợp cùng gia đình bồi đắp tình yêu sách cho trẻ và rèn luyện thói quen tự đọc sách, tự tìm tòi khám phá tri thức từ nhỏ.

Cho trẻ nghe các bài hát

Âm nhạc đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích não bộ của trẻ phát triển, tăng khả năng tư duy, cảm thụ âm nhạc, giao tiếp và ngôn ngữ. Khi nghe các bài hát, trẻ thường sẽ ghi nhớ nhanh hơn so với những bài học truyền thống. Nhờ đó, phương pháp giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non qua các bài hát thường rất được ưa chuộng.

Đọc Thêm  Những Kiến Thức và Kỹ Năng Trẻ Học Được Tại Trường Mầm Non

Qua các bài hát vui nhộn với ca từ có vần điệu dễ nhớ sẽ tạo hứng thú hơn cho bé, từ đó con có thể phát triển khả năng nghe, cảm nhận và ngôn ngữ một cách tốt nhất. Bố mẹ nên lưu ý lựa chọn các ca khúc phù hợp với lứa tuổi của con, có giai điệu và lời hát dễ nghe, dễ thuộc như các bài hát thiếu nhi “Mẹ ơi tại sao?”, “Mẹ ơi con biết”, “Bài ca tôm cá”, “Chiếc bụng đói”,….

Khi nghe các bài hát, trẻ thường sẽ ghi nhớ nhanh hơn so với những bài học truyền thống.

Để trẻ tham gia các hoạt động nghệ thuật

Ở giai đoạn trẻ đang phát triển các kỹ năng về ngôn ngữ, phụ huynh có thể khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động nghệ thuật như đọc thơ, ca hát, vẽ tranh… Khi tham gia các hoạt động nghệ thuật, trẻ sẽ học thêm được nhiều từ mới, rèn luyện khả năng phát âm và điều chỉnh ngữ điệu tốt hơn.

Các hoạt động nghệ thuật liên quan tới âm nhạc sẽ giúp con phát triển tư duy, khả năng cảm thụ âm nhạc và khả năng nhận biết ngôn ngữ. Đặc biệt hoạt động vẽ tranh sẽ giúp con phát huy trí tưởng tượng và tăng khả năng quan sát, rất có lợi trong giáo dục phát triển ngôn ngữ.

Cha mẹ cũng có thể khuyến khích con được giao tiếp với bạn trong các tình huống thực tế hoặc tham gia các câu lạc bộ diễn thuyết, đóng kịch,… Tham gia đóng vai và các câu lạc bộ sẽ tạo sự thích thú cho trẻ giao tiếp, dạy trẻ cách xử lý tình huống trong đời sống, biết quan tâm đến người khác,…

Hoạt động vẽ tranh sẽ giúp con phát huy trí tưởng tượng và tăng khả năng quan sát, rất có lợi trong giáo dục phát triển ngôn ngữ.

Nghệ thuật sáng tạo là một trong các lĩnh vực học tập trong chương trình học tại trường mntuoihoa-badinh.edu.vn, bao gồm các hoạt động thu hút trí tưởng tượng của trẻ một cách tích cực thông qua tạo hình, nhảy múa, âm nhạc, đóng kịch hoặc biểu diễn.

Các hoạt động Nghệ thuật luôn được tổ chức dựa trên tinh thần hứng khởi, giúp trẻ xây dựng sự tự tin, niềm ham mê sáng tạo, cũng như giúp trẻ học cách đón nhận, tôn trọng sự đa dạng trong các sản phẩm nghệ thuật của những người xung quanh và cả các phong cách nghệ thuật khác nhau trên thế giới. Học sinh mầm non mntuoihoa-badinh.edu.vn thường xuyên được tham gia các sự kiện như Giáng sinh, Hội xuân, Sự kiện mùa hè…, các CLB ngoại khóa như Kịch nghệ, MC, hay các dự án học tập trong đó các hoạt động đều nhằm mục tiêu phát triển tối đa khả năng ngôn ngữ, trình diễn, tự tin của trẻ.

Khuyến khích trẻ giao tiếp nhiều hơn

Để trẻ có thể phát triển ngôn ngữ toàn diện và linh hoạt, bố mẹ nên tạo điều kiện cho con giao tiếp với mọi người xung quanh, đây là cách dạy trẻ giao tiếp tự tin và sử dụng ngôn từ đúng cách. Bố mẹ có thể cho con cơ hội được tham gia các hoạt động nhóm cùng bạn bè, khi tham gia làm việc nhóm, trẻ có cơ hội nói lên suy nghĩ của mình, đưa ra giải pháp, học được kỹ năng thương lượng, thuyết phục; giúp phát triển mạnh mẽ khả năng tư duy ngôn ngữ.

Bên cạnh đó việc khuyến khích bé tự tin đứng trước mọi người trình bày về một đề tài nào đó sẽ giúp con rèn luyện khả năng trình bày, miêu tả; dần dần cải thiện kỹ năng lập luận, bảo vệ ý kiến của mình. Con có thể tương tác bằng cách trả lời câu hỏi do cha mẹ đặt ra và lắng nghe, cảm nhận về bài thuyết trình, đồng thời tăng khả năng tự tin thể hiện trước đám đông.

Tại Mầm non Vinschool, học sinh được khuyến khích tự tin thể hiện quan điểm của bản thân.

Tại trường mntuoihoa-badinh.edu.vn học sinh luôn được khuyến khích tham gia vào các hoạt động giao tiếp một cách tích cực. Vào mỗi buổi sáng trong giờ “Trò chuyện đầu ngày” giáo viên và học sinh có cơ hội chia sẻ về những chủ đề học tập bổ ích quen thuộc. Qua đó, các em được khuyến khích thể hiện bản thân một cách tự tin và phát triển kỹ năng giao tiếp mỗi ngày. Trong các tiết học giáo viên cũng thường xuyên triển khai các hoạt động như thuyết trình, làm việc nhóm để học sinh thực hành phát triển ngôn ngữ với nhiều hình thức.

Đọc Thêm  Có Nên Cho Trẻ Đi Học Mầm Non Sớm? Điều Ba Mẹ Cần Biết

Rèn luyện kỹ năng tiền đọc viết

Bắt đầu từ 3 tuổi, khả năng ngôn ngữ của trẻ đã phát triển mạnh ở 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết. Ở lứa tuổi này trẻ có thể nhận biết hình ảnh kí hiệu chữ viết và biết dùng bút sao chép, tô đồ theo cách của con. Phụ huynh có thể cho trẻ viết bằng nhiều cách trên các chất liệu khác nhau giúp trẻ ghi nhớ lâu hơn và nắm rõ trình tự viết chữ.

Trong khoảng từ 4 – 5 tuổi, trẻ sẽ được làm quen đọc viết theo khả năng của mình. Đây là lứa tuổi con cần được rèn luyện kỹ năng đọc viết đầy đủ các kí tự chữ cái, tự đọc và viết câu chữ hoàn chỉnh để không bỡ ngỡ trước khi học bậc Tiểu học.

Tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc với ngôn ngữ thứ hai

Luyện nói cho trẻ bằng cách tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với ngôn ngữ thứ 2 mang lại nhiều lợi ích quan trọng. Trẻ sẽ phát triển khả năng giao tiếp linh hoạt, mở rộng vốn từ vựng, hiểu biết về văn hóa đa dạng và phát triển tư duy ngôn ngữ nói chung. Cha mẹ có thể tạo môi trường thuận lợi bằng cách đưa trẻ đến các nơi mà ngôn ngữ thứ hai được sử dụng và sử dụng ngôn ngữ thứ hai trong các hoạt động hàng ngày để khuyến khích trẻ phát triển khả năng giao tiếp bằng cả hai thứ tiếng.

Tại Vinschool trẻ được tiếp xúc và phát triển ngôn ngữ tiếng Anh ngay từ 18 tháng.

Tại mntuoihoa-badinh.edu.vn trẻ được tiếp xúc và phát triển ngôn ngữ tiếng Anh ngay từ 18 tháng. Đặc biệt với hệ nâng cao luôn có 1 giáo viên mầm non nói tiếng Anh trong lớp để tạo điều kiện cho trẻ giao tiếp nói Tiếng Anh một cách tự nhiên trong mọi hoạt động học tập vui chơi. Bên cạnh đó nhà trường còn tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, chương trình học thể thao, nghệ thuật bản quyền nước ngoài, giảng dạy bằng tiếng Anh như VivoKids, CLB Kịch để trẻ được học Tiếng Anh qua đa dạng hình thức và hứng thú hơn.

Một số lưu ý khi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non:

  • Các phương pháp ở từng giai đoạn trên chỉ là chủ yếu và nên áp dụng nhiều nhất, cha mẹ có thể kết hợp thêm các phương pháp ở giai đoạn khác (ví dụ ở giai đoạn trẻ từ 2 – 3 tuổi, cha mẹ vẫn có thể thường xuyên trò chuyện cùng con như ở giai đoạn từ 12 – 36 tháng tuổi..)
  • Không nên thúc ép cho trẻ tập viết quá sớm, sẽ làm cho con mấy cảm hứng học tập khi bị thúc ép làm điều không phù hợp với lứa tuổi và năng lực của con.
  • Khi trẻ bước vào giai đoạn tiền tiểu học từ 5 đến 6 tuổi, phụ huynh nên giúp con học tập và làm quen với chữ cái.
  • Không cản trở việc nói, giao tiếp của trẻ bằng những chỉ trích thô bạo hay câu nói dung tục. Kiên nhẫn với con ngay cả khi bé nói nhiều làm bạn cảm thấy phiền, hay khi con nói ngọng, nói sai…
  • Luôn dành cho trẻ những ngôn từ tích cực, thể hiện tình yêu thương, tôn trọng và lắng nghe con.

Khi trẻ bước vào giai đoạn tiền tiểu học từ 5 đến 6 tuổi, phụ huynh nên giúp con học tập và làm quen với chữ cái.

Trên đây là những thông tin để giúp phụ huynh có thể đồng hành cùng con trong quá trình phát triển ngôn ngữ. Hy vọng sau bài viết này các bậc phụ huynh có thể áp dụng những phương pháp hữu ích để phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non.

Bài viết liên quan